Công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch COVID-19

Công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch COVID-19

Sáng ngày 03/07/2021, đại diện Công ty TNHH Liên Minh Âm Thanh (Sound Alliance) – Nhà phân phối chính thức các dòng sản phẩm tai nghe và loa hội nghị của thương hiệu Poly (trước đây là Plantronics và Polycom) đã trao tặng 100 chiếc tai nghe Bluetooth của nhãn hàng Plantronics cho các nhóm thanh niên tình nguyện thuộc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

Tại buổi tiếp nhận, đại diện phía Công ty Sound Alliance chia sẻ: “Việt Nam chúng ta nói chung và Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng làm tốt được các công tác phòng, chống dịch COVID-19 như hiện nay một phần nhờ vào công sức của các đội nhóm thanh niên tình nguyện. Tuy nhiên chúng tôi cũng rất trăn trở, khi nhìn thấy các trưởng nhóm tình nguyện điều phối công việc phòng chống dịch qua điện thoại, trong khi đang mang nhiều đồ bảo hộ cồng kềnh, khá bất tiện…”

“Món quà này không quá lớn về mặt giá trị nhưng bằng tấm lòng, mong rằng vật dụng sẽ hỗ trợ phần nào cho các tình nguyện viên trong việc liên lạc, điều phối công việc được thuận tiện, an toàn hơn” – đại diện Công ty Sound Alliance bày tỏ.

Công nghệ thông tin là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo công tác truy vết, khoanh vùng, xử lí các ổ dịch đảm bảo nhanh, chính xác, triệt để. Cùng với xét nghiệm chủ động và tiêm vaccine, ứng dụng công nghệ thông tin được Chính phủ xác định là một trong ba mũi tấn công nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch Covid-19. Trên thế giới các giải pháp thiết bị hỗ trợ cho chuyên gia, nhân viên y tế cũng như đội ngũ tình nguyện viên làm việc tại các cơ sở phòng, chống dịch COVID-19 đã được triển khai rộng rãi, vì thế việc áp dụng cho môi trường làm việc và hoàn cảnh của đội ngũ nơi tuyến đầu ở Việt Nam lúc này là rất cấp bách và thiết thực.

Tiếp nhận món quà, chị Phạm Thị Thảo Linh, phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết hiện lực lượng thanh niên tình nguyện của hội đang tham gia vào các hoạt động như: nấu cơm tình nguyện, hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm dịch tễ, hỗ trợ các đội tiêm vắc xin…trên toàn thành phố.

“Vì lượng công việc nhiều, mỗi địa điểm lại xa nhau nên chỉ một số điểm có bộ đàm, còn lại hầu như các bạn đều phải liên lạc nhau qua điện thoại. Món quà này rất ý nghĩa và giúp ích cho chúng tôi”, chị Thảo Linh chia sẻ.

Cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các công tác chuyên môn, việc liên lạc với nhau cũng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Nó không chỉ diễn ra trong hoạt động giữa các điều phối viên, y bác sĩ, các chiến sĩ công an,…mà nó còn hiện hữu thường xuyên trong giao tiếp giữa người với người, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

Thời gian qua vào thời điểm dịch bệnh diễn ra phức tạp và nguy hiểm nhất, trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh đã thực hiện giãn cách xã hội theo văn bản số 2279/UBND-VX và 2337/UBND-TH do Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh ban hành. Qua đó, Đa số các doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động tại chỗ nếu không đảm bảo các phương châm về phòng – chống dịch, nhân viên phải ở nhà thì các giải pháp kết nối làm việc từ xa thông qua việc sử dụng các thiết bị điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin để giao tiếp liên tục nhằm duy trì hoạt động của doanh nghiệp ở mức bình thường dần trở nên cực kỳ quan trọng.

Tại Sound Alliance, chúng tôi mang đến nhiều giải pháp phù hợp từng loại nhu cầu làm việc từ xa cho cá nhân, nhóm làm việc và giải pháp tổng thể nhằm giúp doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì hoạt động ở mức bình thường và tạo ra được một xu thế làm việc mới sau khi dịch bệnh đi qua.

Bài viết có sử dụng tư liệu của Báo Tuổi Trẻ.

 

CONNECT WITH SOUND ALLIANCE

Facebook     LinkedIn      YouTube

Hotline Tư vấn - CSKH: +84 907 86 68 39

 

← Bài trước

Danh sách so sánh