Bài toán ổn định đường truyền cho doanh nghiệp Việt

Bài toán ổn định đường truyền cho doanh nghiệp Việt

Sự phát triển của nhiều hình thức kinh doanh mới, nhu cầu làm việc từ xa tăng mạnh... khiến doanh nghiệp phải tìm giải pháp mở rộng đường truyền.

Bài toán ổn định đường truyền cho doanh nghiệp Việt

Bài toán ổn định đường truyền cho doanh nghiệp Việt

 

Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức

Theo báo cáo SEA 2023 được Google và Temasek công bố nhận định, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam đang trên đà phát triển và sẽ đạt 45 tỉ USD vào năm 2025. Điều này chứng tỏ, Internet đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Đặc biệt, kể từ sau đại dịch COVID-19, internet tốc độ cao càng trở nên quan trọng hơn khi nhu cầu làm việc và họp trực tuyến vẫn tiếp tục gia tăng, ngay cả khi doanh nghiệp quay trở lại văn phòng làm việc. 

Không những thế, sự bùng nổ của các mô hình kinh doanh trực tuyến như livestream, bán hàng xuyên biên giới, dịch vụ lưu trữ đám mây cho các trò chơi điện tử, streaming video… luôn cần các đường truyền internet tốc độ cao và ổn định.

Mặc dù vậy, một thực tế là nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tìm được giải pháp để nâng cao chất lượng đường truyền Internet, đặc biệt là các đường truyền đi quốc tế.

Đó là điều đã xảy ra với Công ty XNK An Nhiên. Vốn là công ty kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ trên nền tảng thương mại điện tử Amazon, An Nhiên cần duy trì kết nối liên tục với các khách hàng trên toàn thế giới. Tuy nhiên trong một lần internet đi quốc tế gặp sự cố kéo dài, công ty đã không thể truy cập vào gian hàng của mình để nhận đơn hàng, cập nhật sản phẩm mới cũng như không thể trả lời tư vấn cho khách hàng để chốt đơn.

Livestream bán hàng đang là xu hướng nghề nghiệp với nhiều bạn trẻ khi các nền tảng Social Commerce bùng nổ tại Việt Nam. ĐKA là một KOC uy tín chuyên livestream về sản phẩm chăm sóc da, đã làm việc trong lĩnh vực này được 3 năm và cũng tự đầu tư 1 phòng livestream để nhận hợp tác với các nhãn hàng. 

Tuy nhiên vấn đề mà ĐKA và các cộng sự lo lắng nhất khi livestream là tình trạng giật lag, gián đoạn đường truyền internet, đặc biệt là khi hoạt động livestream diễn ra đồng thời trên nhiều tài khoản khác nhau. Điều này làm giảm sự hứng thú của khách hàng, tác động làm sụt giảm trực tiếp doanh số trong buổi live.

Một nhóm doanh nghiệp khác cũng chịu ảnh hưởng bởi đường truyền Internet là các công ty có hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào các nền tảng đám mây như trường hợp của công ty công nghệ VNTeg. 

Là công ty triển khai các trò chơi trực tuyến trên nền tảng đám mây, gián đoạn internet là cơn ác mộng thực sự. Do dữ liệu được lưu một phần trên máy chủ vật lý của công ty, mỗi khi internet không ổn định, trò chơi sẽ không hoạt động ổn định, làm ảnh hưởng đến việc truy cập của cả khách hàng trong và ngoài nước, làm sụt giảm sự hài lòng và lượng người dùng sau mỗi sự cố.

 

Lời giải cho thách thức

Theo báo cáo thống kê của SpeedTest 2023, dịch vụ mạng internet của Viettel được đánh giá là nhanh và ổn định hàng đầu tại Việt Nam. Đặc biệt, trong số các nhà cung cấp băng thông rộng cố định tại Việt Nam, Viettel có tốc độ tải xuống trung bình nhanh nhất ở mức 107,40 Mbps. 

Đường truyền quốc tế của Viettel có dung lượng lớn và ổn định, đặc biệt Viettel luôn duy trì dự phòng tối thiểu 40% dung lượng quốc tế để đảm bảo kết nối mạng luôn ổn định và không gián đoạn dưới bất kể tình huống khách quan nào.

Về công nghệ, doanh nghiệp cũng được ưu tiên dùng công nghệ Wifi6 mới nhất trên thị trường. Wifi6 có khả năng xử lý đa thiết bị đồng thời một cách hiệu quả hơn với tốc độ truyền dữ liệu cao và phạm vi phủ sóng rộng hơn so với các thế hệ wifi trước đây. Từ đó giúp làm giảm tắc nghẽn mạng, đảm bảo mọi thiết bị kết nối có thể hoạt động một cách mượt mà và ổn định, đặc biệt là trong các môi trường có mật độ thiết bị kết nối cao như văn phòng doanh nghiệp.

Ngoài ra, giá cước internet của Viettel FTTH cũng là một điểm mạnh, chỉ từ 350.000 đồng/tháng là đã có thể sử dụng các gói cước hợp lý dành riêng cho doanh nghiệp. So sánh với các gói cước khác, đây là mức cước chỉ tương đương với gói dành cho cá nhân hay hộ gia đình. Ngoài ra, với sự đa dạng trong các gói cước hiện nay, Viettel FTTH phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Đối với doanh nghiệp có từ 10 thiết bị kết nối mạng trở lên, việc lựa chọn các gói cước có tốc độ cao tối thiểu 300Mbps và sử dụng thiết bị mở rộng vùng phủ mesh wifi là cực kỳ quan trọng. Tốc độ truyền dữ liệu cao hơn, mở rộng đáng kể vùng phủ sóng, tăng khả năng xuyên tường, giảm độ trễ, giúp người dùng duy trì kết nối liên tục khi di chuyển giữa các thiết bị Wifi mà không phải đăng nhập lại.

Đối với doanh nghiệp tiếp xúc thường xuyên với đối tác quốc tế, các gói cước cam kết ưu tiên băng thông quốc tế và cung cấp IP tĩnh là lựa chọn tối ưu. Điều này giúp hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng qua mạng Internet ổn định trong mọi tình huống, mọi thời điểm trong ngày.

Dưới đây là một số gói cước Viettel FTTH phù hợp với nhu cầu sử dụng và giá cả hợp lý:

Bảng giá gói cước Viettel FTTH dành cho doanh nghiệp

Bảng giá gói cước Viettel FTTH dành cho doanh nghiệp

Với tốc độ cao, giá cả hợp lý, và độ ổn định không ngừng được duy trì, Viettel FTTH thật sự là một giải pháp toàn diện cho sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp trong thời đại kinh tế số.

 

Theo Hoa Vinh

Nguồn: Báo Tuổi Trẻ Online

← Bài trước Bài sau →

Danh sách so sánh